Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn:
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên gồm: giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực khác…
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối vớithành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối vớinhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên:
- Bắt buộc phải có hai thành viên trở lên tham gia góp vốn
- Những đối tượng không tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân tổ chức làm việc trong quân đội, người bị tra cứu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
- Tên công ty phải đặt theo quy tắc: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng các tên công ty không bị trùng hoặc tương tự với những tên đã đặt trước
- Trụ sở chính công ty TNHH 2 thành viên bắt buộc phải đặt trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam và phải được xác định thật cụ thể từ số nhà, hẻm/ngách/ngõ, quận/huyện, tỉnh
- Vốn điều lệ, vốn pháp định: Các công ty muốn thành lập phải có vốn điều lệ. Số vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá nhân, tổ chức thành lập. Trong khi đó, vốn pháp định chỉ bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định
Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh bằng cách nộp online qua cổng thông tin trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: khắc giấu và mua chữ ký số:
Sau khi nhận được giấy hứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc dấu và chọn chữ ký số.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung thông tin công bố theo khoản 1 và khoản 2 điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Công ty Luật Phú Hưng chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, với hàng loạt dịch vụ uy tín đã được khách hàng trong và ngoài nước công nhận. Đặc biệt, chúng tôi có thế mạnh về việc tư vấn đầu tư, tư vấn soạn thảo văn bản, tư vấn hợp pháp hóa giấy tờ Trung Quốc, Hong Khong, tư vấn Visa nhập cảnh (GPLĐ, thẻ cư trú, …), tư vấn thủ tục hải
quan,…